Tạo bài viết

10 sai lầm của người tự học Guitar nếu không sửa sẽ mãi không tiến bộ

Khi bạn học bất kỳ một kỹ năng nào mới thì việc mắc phải sai lầm là hoàn toàn bình thường, thế nhưng đôi khi bạn thậm chí không nhận ra mình đã làm sai chỗ nào. Sau đây là 10 sai lầm phổ biến của người tự tập guitar, nếu bạn phát hiện ra sớm và khắc phục nó thì bạn có thể nâng cao trình độ chơi guitar của mình, ngược lại nếu không bạn sẽ mãi dậm chân tại chỗ, dù chơi 10 hay 20 năm cũng không tiến bộ được.

1. Sai nhịp*

Nhịp là nền tảng trong âm nhạc và cũng là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng đối với người tập guitar nói chung và đặc biệt là người đệm hát nói riêng. Thế nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng rất nhiều người lại không quan tâm tới nhịp khi tập guitar. Dù bạn đánh những kỹ thuật ảo diệu đến cỡ nào, hợp âm của bạn hay đến cỡ nào đi chăng nữa mà đánh sai nhịp thì cũng hỏng.
Nếu bạn đang tập guitar mà không sử dụng metronome thì có lẽ đã đến lúc để tải phần mềm metronome miễn phí tập đi là vừa rồi đấy. Hãy xem qua những phần mềm hỗ trợ cho người tự học Guitar tại đây.

2. Hấp tấp, vội vã, đốt cháy giai đoạn

Nóng vội, hấp tấp là kẻ thù của sự luyện tập. Chắc chắn sau một tháng tập đàn bạn không thể đánh ảo như Sungha Jung được, hãy tập từng chút một nhưng tập tới đâu là chắc ăn tới đó. Khi tập một điều gì mới thì hãy tập cho trọn vẹn rồi hẵng tập cái khác. Cứ tập đều đặn, bình tĩnh rồi kết quả mỹ mãn sẽ đến với bạn thôi.

3. Chơi một mình, không giao lưu

Nếu bạn có thể tự học guitar thì thật tuyệt nhưng nếu sau khi tập mà bạn không chịu giao lưu thì là một sai lầm. Bạn hãy tham gia các câu lạc bộ guitar hoặc ít nhất là tìm một người bạn tập đàn chung với mình. Bạn sẽ ngạc nhiên vì tốc độ tiến bộ của mình đấy! Đơn giản là vì nếu mỗi người tập một bài rồi chỉ cho nhau thì hai bạn sẽ tập được đến hai bài. Mỗi người đều có một điều hay để ta học tập hoặc chỉ đơn giản là bắt chước. Vì vậy hãy xách đàn lên và ra ngoài kia giao lưu đi nhé!

4. Không chịu lên diễn trước mọi người

Chẳng ai trên đời này muốn đội quần cả! Nhưng nếu bạn ngại đội quần, ngại thất bại, ngại đứng trước đám đông v.v… thì tới khi nào bạn mới tỏa sáng? Còn bao nhiêu cái ngại nữa bạn mới chịu lên sân khấu?

Đừng ngần ngại nữa! Lần tới nếu ai đó nhờ bạn diễn dùm văn nghệ trong chương trình nào đó thì hãy đồng ý ngay đi. Sân khấu không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà chính áp lực phải lên diễn sẽ khiến bạn tập nghiêm túc hơn bao giờ hết. Bạn sẽ “lên tay” một cách trông thấy, nếu may mắn không đội quần bạn còn có thể được ai đó ngưỡng mộ, được ai đó thầm thương hoặc đơn giản là truyền cảm hứng cho ai đó. Vậy nên đừng ngại nữa!

5. Không chịu tập hợp âm chặn*

Tập hợp âm chặn ban đầu sẽ hơi khó một chút, không chỉ riêng bạn đâu mà tất cả mọi người chơi đàn đều từng trải qua giai đoạn đau khổ khi phải tập hợp âm chặn. Tôi còn nhớ ngày xưa lúc mới tập thì một người anh trong câu lạc bộ đã chia sẻ rằng: “Tới khi nào em tập được hợp âm chặn thì em đã lên một tầm cao mới” – đó là một sự thật. Hợp âm chặn sẽ mở ra một chân trời mới cho việc tập đàn của bạn đấy!
Khi bạn chơi nhuần nhuyễn các hợp âm chặn trên Guitar, người ngoài sẽ nhìn vào bạn với con mắt vô cùng ngưỡng mộ, vì sao ư?
Thứ nhất, hợp âm chặn nghe đầy đủ chất âm, dày hơn, hay hơn hợp âm mở (lấy ví dụ Fmaj7 và F chặn), bạn hãy thử đánh cả 2 hợp âm đó đi bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt.
Thứ hai, hợp âm chặn sẽ dễ dàng kết hợp với những kĩ thuật cao siêu hơn trong Guitar đệm hát và Guitar FingerStyle, đến một lúc nào đó khi chơi được hợp âm chặn, bạn sẽ nhận ra điều khác biệt này.
Thứ ba, hợp âm chặn bấm... nhanh hơn hợp âm mở. Nghe có vẻ ngược đời nhỉ, nhưng hãy xem ví dụ này, khi bạn đánh hợp âm F chặn, nếu bạn đang đánh vòng hòa thanh F - G - Am, thì bạn có thể đánh F xong rồi giữ nguyên thế tay và kéo thẳng lên khoang 3 của đàn (khoang 3 là hợp âm Sol chặn), rồi tiếp tục kéo thẳng lên khoang 5 của đàn (hợp âm Am) và bỏ 1 ngón tay ra. Còn nữa, nếu bạn đang đánh G chặn mà muốn sang C thì có thể kéo thằng lên khoang 8 luôn, nơi đây là hợp âm C chặn. Có phải nhanh hơn nhiều không, những người chơi Guitar trên 6 tháng mới có thể đánh thuần thục được như vậy. Vì vậy hãy cố gắng tập hợp âm chặn và đừng nản nhé, từ từ rồi sẽ quen và đánh được thôi!

6. Không tập luyện thường xuyên*

Việc tập đàn cũng giống như khi bạn học ngoại ngữ hay tập tạ vậy, nếu bạn không tập luyện thường xuyên thì chắc chắn bạn sẽ chơi dở đi chứ không có chuyện bạn vẫn đánh tốt sau hai năm bỏ bê. Thế nhưng nếu bạn chịu tập thường xuyên thì dù chỉ tập mỗi ngày một ít thôi thì sau một thời gian bạn vẫn có thể cảm nhận sự tiến bộ của mình. Tiến lên hoặc đi lùi là sự lựa chọn của bạn, đừng ảo tưởng bạn sẽ đứng yên một chỗ.
Guitar là nhạc cụ đòi hỏi sự kiên trì của người chơi, nếu bạn mua cây đàn về và quăng 1 xó đó, 1 ngày chỉ đụng vào chừng 5 - 10 phút, thì mình nghĩ 3 năm nữa bạn cũng chưa biết chơi Guitar. Nếu thường xuyên tập tành, 1 ngày ít nhất 30 - 60 phút thì có thể trong 60 - 90 ngày là bạn đã có thể đánh đệm hát được.

7. Không có mục tiêu

Khi bạn làm bất cứ việc gì đi chăng nữa thì cũng cần có mục tiêu, mục tiêu sẽ giúp bạn xác định được hướng đi sau này. Nếu bạn chưa đặt mục tiêu cho việc tập guitar thì bạn hãy đặt ngay đi, hãy thật nghiêm túc với mục tiêu mình đặt ra và bạn sẽ bất ngờ với sự tiến bộ của mình. Mục tiêu càng cụ thể, càng rõ ràng bao nhiêu thì con đường của bạn càng dễ đi bấy nhiêu.

8. Lặp đi lặp lại một cách nhàm chán

Đây cũng là một lỗi rất phổ biến khi tập tự tập đàn đó là khi mới tập thì bạn tập rất nhanh, tiến bộ từng ngày nhưng bỗng nhiên bạn không biết phải tập gì và bắt đầu lặp lại những thứ đã được tập một cách nhàm chán. Lý do bạn mắc phải lỗi này đó là do bạn không có mục tiêu và không chịu làm mới mình. Bạn hãy luôn tìm những điều mới mẻ phục vụ cho mục tiêu của mình. Nhàm chán là kẻ thù của nghệ thuật, hãy tìm kiếm ý tưởng, thử tập những kỹ thuật mà bạn thích, quay clip mình đánh (chắc chắn bạn không muốn up lên mạng 10 clip quạt chả ballad đều đều như nhau đâu).

9. Thiếu tập trung

Khi tập bạn hãy tập hết mình thật nghiêm túc. Thà bạn bỏ ra 30 phút tập thật nghiêm túc còn hơn cả buổi chiều vừa lướt facebook vừa tập đàn! Có thể bạn nghĩ tôi đang quan trọng hóa vấn đề nhưng nếu bạn muốn tập đàn hiệu quả, không mất nhiều thời gian thì bí quyết đó là sự kiên trì và nghiêm túc. Luyện khả năng tập trung cũng giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, có cuộc sống tốt đẹp hơn, giàu hơn v.v… Vì vậy hãy tập đàn nghiêm túc hơn bạn nhé!

10. Không tập đến cùng

Hiện nay trên internet có hàng triệu giáo trình tự tập guitar online từ miễn phí đến có phí, ngoài việc chọn cho mình một giáo trình phù hợp thì việc theo đuổi giáo trình đó cũng vô cùng quan trọng. Câu chuyện thường gặp đó là bạn đang tập theo một giáo trình nhưng tới một bài nào đó bạn thấy khó quá và bạn quyết định nhảy cóc sang giáo trình khác. Với thói quen này cuối cùng bạn sẽ chẳng đi về đâu, chẳng đạt được kết quả nào. Nếu bạn đã chọn được một giáo trình phù hợp thì bạn hãy theo đuổi nó đến cùng, đừng từ bỏ giữa chừng, đừng nhưng nhị gì cả! Nếu bạn theo đuổi đến cùng thì nhất định bạn sẽ thành công. Đối với trường hợp bạn tập theo một clip hướng dẫn nào đó thì hãy tập cho đến khi có thể đánh toàn bộ bài một cách hoàn chỉnh rồi hẵng sang bài khác. Đừng đứng núi này trông núi nọ.

Khi bạn học bất kỳ một kỹ năng nào mới thì việc mắc phải sai lầm là hoàn toàn bình thường, thế nhưng đôi khi bạn thậm chí không nhận ra mình đã làm sai chỗ nào. Sau đây là 10 sai lầm phổ biến của người tự tập guitar, nếu bạn phát hiện ra sớm và khắc phục nó thì bạn có thể nâng cao trình độ chơi guitar của mình, ngược lại nếu không bạn sẽ mãi dậm chân tại chỗ, dù chơi 10 hay 20 năm cũng không tiến bộ được.

1. Sai nhịp*

Nhịp là nền tảng trong âm nhạc và cũng là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng đối với người tập guitar nói chung và đặc biệt là người đệm hát nói riêng. Thế nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng rất nhiều người lại không quan tâm tới nhịp khi tập guitar. Dù bạn đánh những kỹ thuật ảo diệu đến cỡ nào, hợp âm của bạn hay đến cỡ nào đi chăng nữa mà đánh sai nhịp thì cũng hỏng.
Nếu bạn đang tập guitar mà không sử dụng metronome thì có lẽ đã đến lúc để tải phần mềm metronome miễn phí tập đi là vừa rồi đấy. Hãy xem qua những phần mềm hỗ trợ cho người tự học Guitar tại đây.

2. Hấp tấp, vội vã, đốt cháy giai đoạn

Nóng vội, hấp tấp là kẻ thù của sự luyện tập. Chắc chắn sau một tháng tập đàn bạn không thể đánh ảo như Sungha Jung được, hãy tập từng chút một nhưng tập tới đâu là chắc ăn tới đó. Khi tập một điều gì mới thì hãy tập cho trọn vẹn rồi hẵng tập cái khác. Cứ tập đều đặn, bình tĩnh rồi kết quả mỹ mãn sẽ đến với bạn thôi.

3. Chơi một mình, không giao lưu

Nếu bạn có thể tự học guitar thì thật tuyệt nhưng nếu sau khi tập mà bạn không chịu giao lưu thì là một sai lầm. Bạn hãy tham gia các câu lạc bộ guitar hoặc ít nhất là tìm một người bạn tập đàn chung với mình. Bạn sẽ ngạc nhiên vì tốc độ tiến bộ của mình đấy! Đơn giản là vì nếu mỗi người tập một bài rồi chỉ cho nhau thì hai bạn sẽ tập được đến hai bài. Mỗi người đều có một điều hay để ta học tập hoặc chỉ đơn giản là bắt chước. Vì vậy hãy xách đàn lên và ra ngoài kia giao lưu đi nhé!

4. Không chịu lên diễn trước mọi người

Chẳng ai trên đời này muốn đội quần cả! Nhưng nếu bạn ngại đội quần, ngại thất bại, ngại đứng trước đám đông v.v… thì tới khi nào bạn mới tỏa sáng? Còn bao nhiêu cái ngại nữa bạn mới chịu lên sân khấu?

Đừng ngần ngại nữa! Lần tới nếu ai đó nhờ bạn diễn dùm văn nghệ trong chương trình nào đó thì hãy đồng ý ngay đi. Sân khấu không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà chính áp lực phải lên diễn sẽ khiến bạn tập nghiêm túc hơn bao giờ hết. Bạn sẽ “lên tay” một cách trông thấy, nếu may mắn không đội quần bạn còn có thể được ai đó ngưỡng mộ, được ai đó thầm thương hoặc đơn giản là truyền cảm hứng cho ai đó. Vậy nên đừng ngại nữa!

5. Không chịu tập hợp âm chặn*

Tập hợp âm chặn ban đầu sẽ hơi khó một chút, không chỉ riêng bạn đâu mà tất cả mọi người chơi đàn đều từng trải qua giai đoạn đau khổ khi phải tập hợp âm chặn. Tôi còn nhớ ngày xưa lúc mới tập thì một người anh trong câu lạc bộ đã chia sẻ rằng: “Tới khi nào em tập được hợp âm chặn thì em đã lên một tầm cao mới” – đó là một sự thật. Hợp âm chặn sẽ mở ra một chân trời mới cho việc tập đàn của bạn đấy!
Khi bạn chơi nhuần nhuyễn các hợp âm chặn trên Guitar, người ngoài sẽ nhìn vào bạn với con mắt vô cùng ngưỡng mộ, vì sao ư?
Thứ nhất, hợp âm chặn nghe đầy đủ chất âm, dày hơn, hay hơn hợp âm mở (lấy ví dụ Fmaj7 và F chặn), bạn hãy thử đánh cả 2 hợp âm đó đi bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt.
Thứ hai, hợp âm chặn sẽ dễ dàng kết hợp với những kĩ thuật cao siêu hơn trong Guitar đệm hát và Guitar FingerStyle, đến một lúc nào đó khi chơi được hợp âm chặn, bạn sẽ nhận ra điều khác biệt này.
Thứ ba, hợp âm chặn bấm... nhanh hơn hợp âm mở. Nghe có vẻ ngược đời nhỉ, nhưng hãy xem ví dụ này, khi bạn đánh hợp âm F chặn, nếu bạn đang đánh vòng hòa thanh F - G - Am, thì bạn có thể đánh F xong rồi giữ nguyên thế tay và kéo thẳng lên khoang 3 của đàn (khoang 3 là hợp âm Sol chặn), rồi tiếp tục kéo thẳng lên khoang 5 của đàn (hợp âm Am) và bỏ 1 ngón tay ra. Còn nữa, nếu bạn đang đánh G chặn mà muốn sang C thì có thể kéo thằng lên khoang 8 luôn, nơi đây là hợp âm C chặn. Có phải nhanh hơn nhiều không, những người chơi Guitar trên 6 tháng mới có thể đánh thuần thục được như vậy. Vì vậy hãy cố gắng tập hợp âm chặn và đừng nản nhé, từ từ rồi sẽ quen và đánh được thôi!

6. Không tập luyện thường xuyên*

Việc tập đàn cũng giống như khi bạn học ngoại ngữ hay tập tạ vậy, nếu bạn không tập luyện thường xuyên thì chắc chắn bạn sẽ chơi dở đi chứ không có chuyện bạn vẫn đánh tốt sau hai năm bỏ bê. Thế nhưng nếu bạn chịu tập thường xuyên thì dù chỉ tập mỗi ngày một ít thôi thì sau một thời gian bạn vẫn có thể cảm nhận sự tiến bộ của mình. Tiến lên hoặc đi lùi là sự lựa chọn của bạn, đừng ảo tưởng bạn sẽ đứng yên một chỗ.
Guitar là nhạc cụ đòi hỏi sự kiên trì của người chơi, nếu bạn mua cây đàn về và quăng 1 xó đó, 1 ngày chỉ đụng vào chừng 5 - 10 phút, thì mình nghĩ 3 năm nữa bạn cũng chưa biết chơi Guitar. Nếu thường xuyên tập tành, 1 ngày ít nhất 30 - 60 phút thì có thể trong 60 - 90 ngày là bạn đã có thể đánh đệm hát được.

7. Không có mục tiêu

Khi bạn làm bất cứ việc gì đi chăng nữa thì cũng cần có mục tiêu, mục tiêu sẽ giúp bạn xác định được hướng đi sau này. Nếu bạn chưa đặt mục tiêu cho việc tập guitar thì bạn hãy đặt ngay đi, hãy thật nghiêm túc với mục tiêu mình đặt ra và bạn sẽ bất ngờ với sự tiến bộ của mình. Mục tiêu càng cụ thể, càng rõ ràng bao nhiêu thì con đường của bạn càng dễ đi bấy nhiêu.

8. Lặp đi lặp lại một cách nhàm chán

Đây cũng là một lỗi rất phổ biến khi tập tự tập đàn đó là khi mới tập thì bạn tập rất nhanh, tiến bộ từng ngày nhưng bỗng nhiên bạn không biết phải tập gì và bắt đầu lặp lại những thứ đã được tập một cách nhàm chán. Lý do bạn mắc phải lỗi này đó là do bạn không có mục tiêu và không chịu làm mới mình. Bạn hãy luôn tìm những điều mới mẻ phục vụ cho mục tiêu của mình. Nhàm chán là kẻ thù của nghệ thuật, hãy tìm kiếm ý tưởng, thử tập những kỹ thuật mà bạn thích, quay clip mình đánh (chắc chắn bạn không muốn up lên mạng 10 clip quạt chả ballad đều đều như nhau đâu).

9. Thiếu tập trung

Khi tập bạn hãy tập hết mình thật nghiêm túc. Thà bạn bỏ ra 30 phút tập thật nghiêm túc còn hơn cả buổi chiều vừa lướt facebook vừa tập đàn! Có thể bạn nghĩ tôi đang quan trọng hóa vấn đề nhưng nếu bạn muốn tập đàn hiệu quả, không mất nhiều thời gian thì bí quyết đó là sự kiên trì và nghiêm túc. Luyện khả năng tập trung cũng giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, có cuộc sống tốt đẹp hơn, giàu hơn v.v… Vì vậy hãy tập đàn nghiêm túc hơn bạn nhé!

10. Không tập đến cùng

Hiện nay trên internet có hàng triệu giáo trình tự tập guitar online từ miễn phí đến có phí, ngoài việc chọn cho mình một giáo trình phù hợp thì việc theo đuổi giáo trình đó cũng vô cùng quan trọng. Câu chuyện thường gặp đó là bạn đang tập theo một giáo trình nhưng tới một bài nào đó bạn thấy khó quá và bạn quyết định nhảy cóc sang giáo trình khác. Với thói quen này cuối cùng bạn sẽ chẳng đi về đâu, chẳng đạt được kết quả nào. Nếu bạn đã chọn được một giáo trình phù hợp thì bạn hãy theo đuổi nó đến cùng, đừng từ bỏ giữa chừng, đừng nhưng nhị gì cả! Nếu bạn theo đuổi đến cùng thì nhất định bạn sẽ thành công. Đối với trường hợp bạn tập theo một clip hướng dẫn nào đó thì hãy tập cho đến khi có thể đánh toàn bộ bài một cách hoàn chỉnh rồi hẵng sang bài khác. Đừng đứng núi này trông núi nọ.


Tôi thích viết Blog để chia sẻ trãi nghiệm của chính mình. Tôi làm việc về Digital Marketing (SEO, Google Adwords, Facebook) và hy vọng sẽ có cơ hội hợp tác với bạn trong tương lai. Cùng chia sẻ kinh nghiệm mình có được